Danh sách bài viết

Tìm thấy 43 kết quả trong 0.55120491981506 giây

Sức mạnh chiến đấu của hổ nguyên thủy đáng sợ đến mức nào?

Các ngành công nghệ

Trải qua hàng triệu năm, loài hổ đã tiến hóa để phù hợp với môi trường sống. Bản năng săn mồi và sức mạnh thể lực của chúng có thay đổi?

Giải mã "thế lực" đã tuyệt diệt loài khủng long

Các ngành công nghệ

Khoảng 66 triệu năm trước đây, Chicxulub - một tiểu hành tinh lớn hơn núi Everest - đã va vào Trái đất, xóa sổ tới 3/4 sự sống trên hành tinh này, trong đó có loài khủng long.

Hàng chục tỉnh muốn thí điểm mô hình giảm thấp còi, béo phì ở trẻ

Giáo dục và đào tạo

10 tỉnh, thành muốn tiếp tục mở rộng thí điểm mô hình bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho học sinh, 20 địa phương khác muốn tham gia.

Thí nghiệm khoa học cho thấy con người có thể không có ý thức tự chủ

Các ngành công nghệ

Các thí nghiệm và nghiên cứu khoa học cho thấy rằng hành động và quyết định của chúng ta không hoàn toàn do chính chúng ta quyết định. Dường như có một thế lực bí ẩn nào đó đang điều khiển chúng ta.

"Tác giả" của tượng Nhân sư 4.500 tuổi không phải con người?

Các ngành công nghệ

Một nghiên cứu mới cho thấy người Ai Cập 4.500 năm trước chỉ chỉnh sửa bức tượng Nhân sư (Sphinx) biểu tượng cạnh kim tự tháp Khafre. Nó đã được một "thế lực bí ẩn" đặt ở đó từ lâu.

Đi xe đạp làm giảm mệt mỏi ở bệnh nhân ung thư

Y tế - Sức khỏe

Theo các nhà nghiên cứu Đại học Tây Anh quốc (University of the West of England), đi bộ và đi xe đạp sẽ tăng cường thể lực ở những bệnh nhân đang điều trị ung thư, giúp họ giảm mệt mỏi một cách đáng kể.

Rượu vang cũng có tác dụng như doping

Y tế - Sức khỏe

Theo các nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học Kingston Luân Đôn, rượu vang đỏ có thể giúp các vận động viên tăng cường thể lực trong các trận đấu thể thao bằng việc tăng cường hoạt động của hormone testosterone.

Xem thể thao cũng cải thiện thể lực

Y tế - Sức khỏe

Theo một nghiên cứu do các nhà nghiên cứu tại Đại học Western Sydney thực hiện, xem người khác chơi thể thao cũng khiến bạn khỏe hơn thông qua việc làm tăng nhịp tim và nhịp thở.

Người Mỹ ăn để... chết, nhiều người Việt hôm nay cũng đang ăn để... đi gặp tổ tiên sớm

Y tế - Sức khỏe

Nếu hỏi người bình thường, câu trả lời là "ăn để sống", không ăn sẽ chết. Tùy thể lực, cân nặng, điều kiện bên ngoài, có người nhịn ăn được rất lâu, có người ít hơn.

Thực tế khó hiểu trong thí nghiệm phá vỏ trứng tắc kè

Khoa học sự sống

Mặc dù vỏ trứng đã vỡ, con tắc kè vẫn cuộn tròn cơ thể giống tư thế lúc chưa nở, khiến nhà khoa học và người nuôi nó không hiểu nổi vì sao.

Robot tháo bom dò mìn

Các ngành công nghệ

Một nhóm nghiên cứu đến từ trường ĐH Songkla, Thái Lan vừa sáng chế robot có thể thay thế lực lượng tháo gỡ bom ở những vùng bạo động giáp biên giới của nước này. Nhóm cũng hy vọng sáng chế của họ sẽ sớm được sử dụng vào việc tháo gỡ bom mìn ở 3 tỉnh phía nam, nơi bạo động xảy ra thường xuyên và ác liệt.

Con người cần bao nhiêu thời gian để phục hồi thể lực?

Các ngành công nghệ

Tôi xin hỏi cùng với chế độ dinh dưỡng, tập luyện và nghỉ ngơi, con người cần bao lâu để phục hồi thể lực hoàn toàn? (Phong)

Các nhà nghiên cứu đề xuất đưa rau chân vịt vào danh sách doping cần cấm

Y tế - Sức khỏe

Chàng thủy thủ Popeye nổi tiếng với việc nhai rau ráu hàng tá hộp rau bina (spinach) để tăng cường thể lực, và nghiên cứu khoa học mới nhất cho thấy không phải ngẫu nhiên mà anh chàng này lại làm điều đó.

Mẹo phòng tránh cao huyết áp khi vui chơi Tết

Y tế - Sức khỏe

Theo Health, tăng huyết áp có nguyên nhân từ chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hoạt động thể lực, hút thuốc và lạm dụng rượu, bia.

Vận động bao nhiêu mỗi ngày là đủ?

Y tế - Sức khỏe

Duy trì hoạt động thể lực thường xuyên rất quan trọng đối với người đã hoặc đang có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

Lý do khiến quả thận của người phụ nữ này lại sa xuống tận... hố chậu

Y tế - Sức khỏe

Thông thường thì các cơ quan nội tạng của bạn cũng chẳng mấy khi đứng yên một chỗ. Chúng có thể di chuyển, hoặc thay đổi kích thước một chút khi chúng ta có những hoạt động thể lực, ăn uống...

Lịch sử thú vị của khoai tây: “Quả táo quỷ” đem thịnh vượng đến cho những đế quốc

Khoa học sự sống

"Một điều chắc chắn, nếu không có khoai tây thì nước Đức sau năm 1848 không thể trở thành quốc gia công nghiệp và thế lực quân sự hàng đầu ở Châu Âu. Nga cũng không thể lờ mờ đe dọa biên giới phía đông nước Đức năm 1891", McNeill lập luận. Như cái cách người Inca đã phát triển thành một đế chế hù

Trung Quốc đầu tư 2 tỷ USD xây dựng công viên nghiên cứu AI

Các ngành công nghệ

Theo Business Insider, Chính phủ Trung Quốc đang xây dựng một công viên nghiên cứu trí tuệ nhân tạo trị giá 2 tỷ USD với mục tiêu trở thành thế lực dẫn đầu trong lĩnh vực này vào năm 2025.

10 vụ hacker tấn công để lại hậu quả nghiêm trọng nhất năm 2015

Các ngành công nghệ

2015 là một năm đầy bất ổn, không chỉ bởi sự đe dọa của các thế lực khủng bố trên toàn thế giới, mà còn bởi những vụ tấn công của hacker trên mạng internet.

Lỗ đen không phát ra ánh sáng, vậy làm sao biết được vị trí của chúng?

Các ngành công nghệ

Không gian vũ trụ không thiếu những thế lực có thể tàn phá hành tinh nhỏ bé của chúng ta, từ những thiên thạch có khả năng phá hủy toàn bộ hệ sinh thái trên Trái Đất đến những vụ nổ siêu tân tinh có thể xé nát cả hành tinh.

Dường như Facebook đã tìm ra thủ phạm tấn công 29 triệu người dùng

Các ngành công nghệ

Cuộc điều tra nội bộ của Facebook cho thấy hacker xâm phạm thông tin cá nhân của 29 triệu người dùng không phải thế lực được chính phủ tài trợ...

Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 11

Trái đất và Địa lý

Đề bài A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu – 7,0 điểm) Câu 1: Phần lớn lãnh thổ châu Phi có khí hậu A. khô nóng.             B. nóng ẩm C. lạnh khô.              D. nóng ẩm theo mùa. Câu 2: Khoáng sản chủ yếu ở Mĩ La tinh là A. quặng kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu. B. phi kim loại, đá vôi và nhiên liệu C. vật liệu xây dựng, kim loại màu và than đá. D. than đá, đá vôi và apatit. Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu làm cho tốc độ phát triển kinh tế không đều, đầu tư nước ngoài giảm mạnh ở Mĩ La tinh là do A. chính trị không ổn định.  B. cạn kiệt dần tài nguyên. C. thiếu lực lượng lao động.   D. thiên tai xảy ra nhiều. Câu 4: Tôn giáo có ảnh hưởng sâu, rộng đến dân cư khu vực Tây Nam Á là A. Ấn Độ giáo.              B. Thiên chúa giáo. C. Phật giáo.                 D. Hồi giáo. Câu 5: Căn cứ vào Tập bản đồ thế giới và các châu lục trang 8 và 9, cho biết Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào? A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.  B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.  D. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Câu 6: Khu vực Đông Nam Á lục địa có khí hậu A. xích đạo.               B. cận nhiệt đới.  C. ôn đới.                   D. nhiệt đới gió mùa. Câu 7: Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là A. khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú. B. vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng. C. hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh. D. địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa của khí hậu. Câu 8: Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản vì A. nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. B. có nhiều dạng địa hình. C. nằm trong vành đai sinh khoáng. D. nằm kề vành đai núi lửa Thái Bình Dương. Câu 9: Đông Nam Á có nền văn hóa đa dạng là do A. có số dân đông, nhiều quốc gia. B. tiếp giáp giữa các đại dương lớn. C. vị trí cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a. D. nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn. Câu 10: Quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á không giáp biển? A. Thái Lan.                    B. Ma-lai-xi-a.  C. Mi-an-ma.                   D. Lào. Câu 11: Căn cứ vào Tập bản đồ thế giới và các châu lục trang 31, cho biết quốc gia nào sau đây thuộc  Đông Nam Á lục địa? A. Ma-lai-xi-a.                 B. Xin-ga-po. C. Thái Lan.                    D. In-đô-nê-xi-a. Câu 12: Mục tiêu chủ yếu của việc trồng cây công nghiệp ở các nước Đông Nam Á là A. phục vụ nhu cầu trong nước.  B. khai thác thế mạnh về đất đai. C. thay thế cây lương thực. D. xuất khẩu thu ngoại tệ. Câu 13: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm A. 1967.                           B. 1977 C. 1995.                           D. 1997. Câu 14: Hiện nay, quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á chưa gia nhập ASEAN? A. Đông Ti-mo.               B. Lào.  C. Mi-an-ma.                   D. Bru-nây. Câu 15: Ý nào sau đây không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN? A. Thông qua các diễn đàn, hội nghị. B. Thông qua kí kết các hiệp ước. C. Thông qua các dự án, chương trình phát triển. D. Thông qua các chuyến thăm chính thức của các Nguyên thủ quốc gia. Câu 16: Hạn chế lớn nhất về nguồn lao động ở các nước Đông Nam Á là A. lao động trẻ, thiếu kinh nghiệm. B. thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao. C. lao động chủ yếu hoạt động nông nghiệp. D. thiếu sự dẻo dai, năng động. Câu 17: Dân số châu Phi tăng nhanh là do A. tỉ suất tử thô rất thấp. B. quy mô dân số đông nhất thế giới. C. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao D. gia tăng cơ học cao. Câu 18: Khu vực Tây Nam Á không có đặc điểm nào sau đây? A. Vị trí địa lí mang tính chiến lược. B. Nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có. C. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.   D. Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài. Câu 19: Cho bảng số liệu: TỈ LỆ BIẾT CHỮ CỦA THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ NƯỚC CHÂU PHI, NĂM 2015 Đơn vị (%)           Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? A. Ăng-gô-la có tỉ lệ biết chữ thấp nhất. B. Các nước châu Phi đều có tỉ lệ biết chữ cao hơn trung bình của thế giới. C. Nam Phi có tỉ lệ biết chữ cao nhất. D. Tỉ lệ biết chữ có sự chênh lệch giữa các quốc gia châu Phi. Câu 20: Điểm giống nhau về mặt xã hội của khu vực Tây Nam Á và Trung Á là A. đông dân và gia tăng dân số cao. B. xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố. C. phần lớn dân cư theo đạo Thiên Chúa giáo. D. phần lớn dân cư có mức sống cao. Câu 21: Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng vì A. khu vực này tập trung rất nhiều loại khoáng sản. B. là nơi đông dân nhất thế giới, nhiều thành phần dân tộc. C. đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. D. tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa. Câu 22: Hướng phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á hiện nay là A. chú trọng sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu trong nước. B. tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài. C. phát triển chủ yếu các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ hiện đại. D. ưu tiên phát triển các ngành truyền thống. Câu 23: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lí do các nước ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định trong mục tiêu của mình. A. Mỗi nước trong khu vực, từng thời kì đều chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định. B. Giữa các nước còn có sự tranh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo. C. Giữ ổn định khu vực sẽ không tạo lí do để các cường quốc can thiệp. D. Khu vực đông dân, tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm còn cao. Câu 24: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước Đông Nam Á những năm gần đây chuyển dịch theo hướng A. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III. B. giảm tỉ trọng khu vực I và II, tăng tỉ trọng khu vực III. C. tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III. D. tỉ trọng các khu vực không thay đổi nhiều. Câu 25: Các quốc gia Đông Nam Á có cơ sở thuận lợi để hợp tác cùng phát triển là do A. đa dân tộc, tôn giáo. B. có phong tục, tập quán, văn hóa tương đồng nhau. C. giao nhau của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới. D. có cơ cấu dân số trẻ, tỉ lệ phụ thuộc thấp Câu 26: Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực Đông Nam Á là A. tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực. B. thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài. C. tăng cường khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên. D. tăng cường mở rộng hệ thống giao thông đường biển. Câu 27: Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG CAO SU CỦA KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 1985 - 2015 (Đơn vị: triệu tấn) Để thể hiện sản lượng cao su của các nước Đông Nam Á so với thế giới, giai đoạn 1985 – 2015 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Cột. B. Tròn. C. Kết hợp (cột, đường).  D. Miền. Câu 28: Cho biết số khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á là 97262 nghìn lượt người và chi tiêu của khách du lịch là 70578 triệu USD. Vậy mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt du khách quốc tế đến khu vực Đông Nam Á năm 2014 là A. 657,4 USD/người. B. 725,6 USD/người. C. 765,3 USD/người. D. 867,2 USD/người. B. PHẦN TỰ LUẬN (3 câu - 3,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) Những nguyên nhân nào làm cho kinh tế ở các nước Mĩ La tinh phát triển không ổn định? Câu 2. (1,0 điểm)Dựa vào kiến thức đã học, hoàn thành nội dung bảng sau để thấy được sự khác biệt về địa hình giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á biển đảo. Câu 3. (1,0 điểm) Việt Nam có những cơ hội và thách thức gì trong quá trình hội nhập ASEAN?  

3-40:KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG

Lịch sử

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (Trưng Trắc và Trưng Nhị) nổ ra vào mùa xuân năm Canh Tý (40CN) là cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc toàn diện và rộng khắp, chống lại thế lực phong kiến phương Bắc ở đầu công nguyên.

Đề số 11 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí

Trái đất và Địa lý

Đề bài Câu 41: Vùng nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta hiện nay? A. Đông Nam Bộ B. Đồng bằng Sông Cửu Long C. Duyên hải Nam Trung Bộ  D. Đồng bằng Sông Hồng Câu 42: Đây là điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam. A. Miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thành phố. B. Miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí. C. Các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miền Nam. D. Các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn. Câu 43: Đặc điểm địa hình có ý nghĩa lớn trong việc bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên nước ta là A. đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. B. đồi núi chiếm phần lớn diện tích, trong đó có nhiều vùng núi độ cao đạt trên 2000m. C. các dãy núi chạy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung. D. đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích và phân bố chủ yếu ở ven biển. Câu 44:  Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 1990 – 2007,  nhận xét nào sau đây đúng? A. giảm tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp- xây dựng, khu vực dịch vụ khá cao nhưng chưa ổn định. B. tăng tỉ trọng  khu vực công nghiệp - xây dựng, giảm  tỉ trọng khu vực dịch vụ. C. tăng tỉ trọng  khu vực nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. D. giảm tỉ trọng  khu vực công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, tăng tỉ trọng  khu vực nông - lâm - thủy sản. Câu 45: Hai vịnh biển có diện tích lớn nhất nước ta là A. vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan  B. vịnh Hạ Long và vịnh Thái Lan C. vịnh Thái Lan và vịnh Cam Ranh   D. vịnh Cam Ranh và vịnh Bắc Bộ Câu 46: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, trong miền khí hậu phía Nam không có vùng khí hậu nào? A. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ.  B. Vùng khí hậu Tây Nguyên. C. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ.  D. Vùng khí hậu Nam Bộ. Câu 47: Miền Tây Trung Quốc dân cư thưa thớt chủ yếu do A. nhiều hoang mạc, bồn địa.    B. sông ngòi ngắn dốc, thường xuyên gây lũ. C. điều kiện tự nhiên không thuận lợi. D. ít tài nguyên khoáng sản và đất trồng. Câu 48: Đặc trưng nổi bật của thời tiết miền Bắc nước ta vào đầu mùa đông là A. nóng và khô.  B. lạnh, trời âm u nhiều mây. C. lạnh và ẩm.  D. lạnh, khô và trời quang mây. Câu 49: Mặt hạn chế lớn nhất của nguồn lao động nước ta hiện nay là A. số lượng quá đông đảo. B. tỉ lệ người lớn biết chữ không cao. C. thể lực và trình độ chuyên môn còn hạn chế D. tập trung chủ yếu ở nông thôn với trình độ còn hạn chế. Câu 50: Trung Quốc là quốc gia láng giềng nằm ở phía nào của nước ta? A. Phía đông                  B. Phía tây C. Phía bắc                    D. Phía nam Câu 51: Đặc điểm không đúng với các nước Đông Nam Á là A. Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ. B. Lao động có chuyên môn kĩ thuật chiếm tỉ lệ lớn. C. Có nhiều nét tương đồng về phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hóa. D. Dân cư tập trung đông ở các đồng bằng châu thổ. Câu 52: Nhìn chung miền Tây Trung Quốc thưa dân (chủ yếu có mật độ dưới 1 người/km2) nhưng lại có 1 dải có mật độ đông hơn với mật độ (1-50 người/km2) là do A. gắn với tuyến đường sắt đông – tây mới được xây dựng. B. gắn với lịch sử “con đường tơ lụa”. C. đó là phần thuộc lưu vực sông Hoàng Hà. D. chính sách phân bố dân cư của Trung Quốc. Câu 53: Cho biểu đồ: QUY MÔ VÀ CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2006 VÀ 2010 (Đơn vị: %)   Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?. A. Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp phân theo các thành phần kinh tế đều tăng. B. Quy mô giá trị sản xuất ngành công nghiệp phân theo thành phần kinh tế không thay đổi. C. Giảm tỉ trọng thành phần kinh tế Nhà nước, tăng tỉ trọng thành phần ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài. D. Tỉ trọng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn lớn nhất, tỉ trọng thành phần kinh tế ngoài Nhà nước luôn nhỏ nhất. Câu 54: Đặc điểm không đúng về ngành công nghiệp trọng điểm là A. thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. B. sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên với quy mô lớn. C. mang lại hiệu quả cao, chiếm tỉ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp. D. có thế mạnh lâu dài cả về tự nhiên và kinh tế xã hội. Câu 55: Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết trung tâm du lịch nào sau đây không phải là trung tâm du lịch quốc gia? A. Hà Nội, Đà Nẵng.  B. Nha Trang, Vũng Tàu. C. Hà Nội, Huế. D. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh . Câu 56: Cho biểu đồ:   Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Tình hình phát triển dân số của nước ta giai đoạn 2000-2014. B. Sự chuyển dịch cơ cấu dân số của nước ta giai đoạn 2000-2014. C. Tốc độ tăng trưởng dân số của nước ta giai đoạn 2000-2014. D. Quy mô và cơ cấu dân số của nước ta giai đoạn 2000-2014. Câu 57: Vùng ĐBSH và ĐBSCL có ngành chăn nuôi phát triển là do A. có lực lượng lao động đông đảo, có kinh nghiệm trong chăn nuôi. B. có nguồn thức ăn cho chăn nuôi phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn. C. có điều kiện tự nhiên thuận lợi. D. các giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Câu 58: Đặc điểm đặc trưng nhất của nền nông nghiệp nước ta là A. nông nghiệp nhiệt đới B. nông nghiệp thâm canh trình độ cao C. nông nghiệp đang được hiện đại hóa và cơ giới hóa D. có sản phẩm đa dạng Câu 59: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, nêu ba tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng lúa nước ta? A. An Giang, Long An, Sóc Trăng. B. An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp. C. Kiên Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang. D. An Giang, Kiên Giang, Long An. Câu 60: Thế mạnh hàng đầu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta hiện nay là : A. Có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. B. Có nhiều cơ sở chế biến, phân bố rộng khắp trên cả nước C. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ đa dạng phong phú. D. Có thị trường xuất khẩu rộng mở. Câu 61: Nhật Bản là quốc đảo nằm trên A. Bắc Băng Dương. B. Ấn Độ Dương. C. Đại Tây Dương.   D. Thái Bình Dương. Câu 62: Phía bắc Nhật Bản có khí hậu A. nhiệt đới, có một mùa đông lạnh, mùa hạ mưa nhiều. B. cận nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, mùa đông lạnh. C. ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết. D. ôn đới lục địa, khắc nghiệt, ít mưa. Câu 63: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 30, các trung tâm công nghiệp  thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là A. Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam, Quy Nhơn. B. Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Bình Định. C. Quảng Nam, Huế, Quảng Ngãi, Quy Nhơn. D. Đà Nẵng, Huế, Quảng Ngãi, Quy Nhơn. Câu 64: Các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản thường tập trung ở ven biển duyên hải Thái Bình Dương vì A. Tăng sức cạnh tranh với các cường quốc. B. Giao thông biển có vai trò ngày càng quan trọng. C. sản xuất công nghiệp Nhật Bản lệ thuộc nhiều vào thị trường về nguyên liệu và xuất khẩu. D. để có điều kiện phát triển nhiều ngành công nghiệp, tạo cơ cấu ngành đa dạng. Câu 65: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, hãy cho biết vịnh Vân Phong thuộc tỉnh nào? A. Khánh Hòa.               B. Hà Nam  C. Đà Nẵng.                  D. Hưng Yên. Câu 66: Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) là biểu hiện cho cơ chế hợp tác nào của Hiệp hội các nước Đông Nam Á? A. Thông qua các diễn đàn, hội nghị. B. Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao. C. Thông qua các dự án, chương trình phát triển. D. Thông qua các hiệp ước. Câu 67: Cho thông tin sau:” ở nước ta tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 100 loài có giá trị kinh rế, 1647 loài giáp xác, trong đó có hơn 100 loài tôm, nhiều loài có giá trị xuất khẩu cao, nhuyễn thể có hơn 2500 loài, rong biển có hơn 600 loài. Ngoài ra còn nhiều loài đặc sản khác như bào ngư, hải sâm, sò điệp...” thông tin vừa rồi chứng tỏ vùng biển nước ta A. có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế.  B. có nhiều đặc sản. C. có nguồn hải sản phong phú.   D. giàu tôm cá. Câu 68: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế có quy mô trên 15 nghìn tỉ đồng là A. Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Đà Nẵng, Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ. B. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Cần Thơ. C. Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ. D. Hải Phòng, Hạ Long, Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ. Câu 69: Cho bảng số liệu sau: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA PHÂN THEO NGÀNH (Đơn vị: Tỉ đồng) (Nguồn: Niên giám thống kê 2014, NXB Thống kê – Hà Nội, 2015) Nhận xét nào sau đây đúng với sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành hoạt động của nước ta? A. Tỉ trọng giá trị của nhóm ngành trồng trọt và chăn nuôi chiếm cao nhất và tiếp tục tăng. B. Tỉ trọng giá trị các nhóm ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp  đều tăng. C. Tỉ trọng giá trị các nhóm ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp đều giảm. D. Tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt và dịch vụ nông nghiệp. Câu 70: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, xác định đô thị của nước ta có quy mô dân số dưới 1 triệu người? A. Hà Nội. B. Hải Phòng. C. Thành phố Hồ Chí Minh  D. Đà Nẵng. Câu 71: Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN QUA CÁC NĂM (Đơn vị: nghìn tấn) (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? A. Tốc độ tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng nhanh hơn tốc độ tăng sản lượng khai thác. B. Sản lượng thủy sản khai thác của nước ta tăng gần 1,47 lần, giai đoạn 2005 - 2014. C. Sản lượng thủy sản nuôi trồng giai đoạn 2005 – 2014 luôn lớn hơn sản lượng thủy sản khai thác và gấp gần 1,17 lần vào năm 2014. D. Tổng sản lượng thủy sản nước ta tăng khá nhanh qua các năm. Câu 72: Khó khăn lớn nhất về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là A. bờ biển dài, khúc khuỷu, nhiều vũng, vịnh. B. trữ lượng các loại khoáng sản không đáng kể. C. nhiều núi lửa, động đất, sóng thần. D. nhiều đảo lớn, nhỏ cách xa nhau. Câu 73:  Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây dẫn đầu cả nước về sản lượng thủy sản khai thác ? A. Kiên Giang.  B. Bà Rịa -Vũng Tàu.   C. Đồng Tháp.               D. An Giang. Câu 74: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư – xã hội Trung Quốc. A. Dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông. B. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm mạnh. C. Tỉ lệ giới tính chênh lệch, số nam nhiều hơn số nữ. D. Tỉ lệ dân thành thị giảm, tỉ lệ dân nông thôn tăng. Câu 75: Dân cư ở ĐBSCL hàng năm phải sống chung với lũ vì A. lũ xảy ra quanh năm. B. không có hệ thống đê ngăn lũ như ĐBSH. C. phần lớn diện tích của vùng thấp hơn so với mực nước biển. D. lũ lên nhanh, rút nhanh nên rất khó phòng tránh. Câu 76: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào ở nước ta vừa giáp Lào, vừa giáp Cam Pu Chia: A. Đăk Lắk.                    B. Gia Lai.  C. Đắk Nông.                 D. Kon Tum. Câu 77: Cho bảng số liệu: DÂN SỐ VIỆT NAM QUA CÁC NĂM (Đơn vị: Nghìn người) (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016) Để thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta giai đoạn 2000 – 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ đường. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ kết hợp cột và đường.  D. Biểu đồ cột. Câu 78: Để giảm tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là A. phát triển mạng lưới đô thị hợp lí đi đôi với xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông  thôn. B. xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở đô thị. C. hạn chế sự gia tăng dân số tự nhiên ở cả nông thôn và thành thị. D. phát triển và mở rộng mạng lưới các đô thị để tăng sức chứa dân cư. Câu 79: Thách thức được coi là lớn nhất mà Việt Nam cần phải vượt qua khi tham gia ASEAN là A. Quy mô dân số đông và phân bố chưa hợp lý. B. Nước ta có nhiều thành phần dân tộc. C. Các thiên tai biến thiên như bão, lũ lụt, hạn hán. D. Chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, công nghệ. Câu 80: Nguyên nhân chính làm cho các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế của tài nguyên biển để phát triển ngành khai thác hải sản là A. các nước chưa chú trọng phát triển các ngành kinh tế biển. B. thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai đặc biệt là bão. C. môi trường biển bị ô nhiễm nghiêm trọng. D. phương tiện khai thác lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ.  

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT Phú Hữu

Lịch sử

Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, các thế lực ngoại xâm và nội phản đều có âm mưu

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử TT. GDTX Tân Châu

Lịch sử

Mục tiêu chung của các thế lực phản động trong và ngoài nước đối với nước ta sau cách mạng thánh Tám là

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT Lộc Bắc Bảo Lâm

Lịch sử

Mục tiêu chung của các thế lực phản động trong và ngoài nước đối với nước ta sau cách mạng thánh Tám là

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT Đồng Hỷ

Lịch sử

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nam Phi đấu trang chống thế lực nào?

Trịnh-Nguyễn phân tranh

Lịch sử

Trịnh-Nguyễn phân tranh là thời kỳ phân chia giữa chế độ "vua Lê chúa Trịnh" ở phía Bắc sông Gianh (sử gọi là Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn cai trị ở miền Nam (Đàng Trong), mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 và kết thúc vào cuối thế kỷ 18 khi nhà Tây Sơn dẹp cả chúa Nguyễn lẫn chúa Trịnh. Nước Việt Nam bị chia cách hơn 100 năm. Về mặt lý thuyết cả hai thế lực họ Trịnh và họ Nguyễn đều mang khẩu hiệu "phù Lê diệt Mạc" để lấy lòng thiên hạ và thề trung thành với triều Hậu Lê. Nhưng trên thực tế thì khác, cả hai đều muốn tạo nên thế lực cho riêng mình và thèm muốn ngai vàng.  

Đề số 7 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí

Trái đất và Địa lý

Đề bài Câu 41: Hàn Quốc, Xingapo, Đài Loan được xếp vào nhóm nước: A. công nghiệp mới.          B. chậm phát triển. C. phát triển.                   D. đang phát triển. Câu 42: Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là sự bùng nổ công nghệ cao với bốn trụ cột công nghệ chính là: A. sinh học, vật liệu, năng lượng và thông tin. B. hóa học, thông tin, vật liệu, năng lượng. C. sinh học, vật liệu, nguyên tử, thông tin. D. vật liệu, năng lượng, thông tin, điện tử. Câu 43: Sự tương phản rõ rệt nhất giữa nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển trên Thế giới thể hiện ở: A. trình độ phát triển kinh tế - xã hội.  B. GDP bình quân đầu người/năm. C. sự phân hóa giàu nghèo.  D. mức gia tăng dân số. Câu 44: Cho bảng số liệu: Sự thay đổi tỷ trọng các khu vực kinh tế trong cơ cấu GDP Thế giới qua các năm (%) Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi tỷ trọng các khu vực kinh tế trong cơ cấu GDP Thế giới qua các năm: A. cột nhóm.                   B. cột đơn. C. đường.                       D. tròn. Câu 45: Khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp trên biển Đông thuộc vùng: A. Nam Trung Bộ.            B. Bắc Trung Bộ C. vịnh Thái Lan.              D. vịnh Bắc Bộ. Câu 46: Cho bảng số liệu sau: Lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực trên Thế giới năm 2003 (Đơn vị: nghìn thùng/ngày) Lượng dầu thô khai thác với lượng dầu thô tiêu dùng có sự chênh lệch lớn ở khu vực: A. Tây Nam Á, Đông Á. B. Tây Nam Á, Bắc Mỹ. C. Tây Nam Á, Trung Á.  D. Tây Nam Á, Tây Âu. Câu 47: Vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á được tạo nên bởi sự tiếp giáp của các châu lục là: A. châu Mỹ, châu Úc và châu Phi.  B. châu Á, châu Âu và châu Phi. C. châu Âu, châu Mỹ và châu Á.  D. châu Á, châu Âu và châu Úc. Câu 48: Địa hình nước ta có nhiều đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp vì: A. ảnh hưởng của vận động tạo núi Anpơ trong đại Cổ sinh đã làm cho lãnh thổ nước ta nâng lên. B. lãnh thổ được hình thành sớm và được nâng lên trong các pha uốn nếp trong vận động tạo núi thuộc đại Trung sinh. C. hoạt động tạo núi xảy ra vào cuối đại Trung sinh, trải qua quá trình bào mòn lâu dài và được nâng lên trong giai đoạn Tân kiến tạo. D. lãnh thổ chịu sự tác động mạnh mẽ của quá trình ngoại lực trong giai đoạn Tân kiến tạo. Câu 49: Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là: A. rút ngắn khoảng cách giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. B. toàn cầu hóa nền kinh tế, thương mại quốc tế tăng nhanh. C. xuất hiện ngành mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thứC. D. tăng sức sản xuất, nâng cao mức sống, hình thành nền kinh tế tri thức. Câu 50: Đặc điểm khí hậu với hai mùa mưa và khô rõ rệt nhất được thể hiện ở: A. trên cả khu vực từ dãy Bạch Mã trở vào Nam.  B. khu vực từ Quy Nhơn trở vào. C. chỉ có ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. D. chỉ có ở Nam Bộ. Câu 51: Nguồn tài nguyên vừa mang lại niềm hạnh phúc vừa mang lại đau thương cho dân cư Tây Nam Á là: A. than đá, kim cương và vàng.    B. dầu mỏ, khí đốt và nguồn nước ngọt. C. uran, boxit và thiếc.   D. đồng, photphat và năng lượng Mặt Trời. Câu 52: Nhiệt độ trung bình năm ở nước ta: A. giảm dần từ Bắc vào Nam. B. tăng dần từ Bắc vào Nam. C. tăng giảm không theo quy luật. D. không có sự thay đổi trên phạm vi cả nước. Câu 53: Nhận định không nói lên ý nghĩa quan trọng của hệ thống các đảo và quần đảo nước ta trong chiến lược phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng là: A. khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa. B. phát triển các ngành công nghiệp chế biến hải sản và giao thông vận tải biển. C. giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân cho các huyện đảo. D. là nơi lý tưởng để xây dựng các cảng biển, mở rộng mối quan hệ giao thương với nước ngoài. Câu 54: Loại rừng phổ biến ở nước ta hiện nay là: A. rừng gió mùa thường xanh.    B. rừng gió mùa nửa rụng lá. C. rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.  D. rừng thứ sinh các loại. Câu 55: Để hạn chế xói mòn đất ở miền núi, biện pháp không thích hợp là: A. phủ xanh đất trống đồi trọc, định canh định cư cho người dân tộc. B. làm ruộng bậc thang. C. xây dựng nhiều nhà máy thủy điện với hồ chứa nước lớn. D. bảo vệ rừng đầu nguồn. Câu 56: Chiếm 80% dân số và 95% lượng gia tăng dân số hàng năm trên toàn Thế giới là của nhóm nước: A. các nước công nghiệp mới.   B. chậm phát triển. C. đang phát triển D. phát triển. Câu 57: Trong các nước ở Trung Á, nước ít chịu ảnh hưởng của đạo Hồi là: A. Curoguxtan.              B. Cadacxtan.  C. Tatgikixtan.               D. Mông Cổ. Câu 58: Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa hai con sông là: A. sông Đà và sông Mã.   B. sông Đà và sông Lô. C. sông Hồng và sông Chảy.   D. sông Hồng và sông Đà. Câu 59: Số thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tính đến tháng 1/2007 là: A. 150 thành viên. B. 145 thành viên. C. 157 thành viên. D. 160 thành viên. Câu 60: Đồng bằng duyên hải miền Trung hẹp ngang và bị chia cắt là do: A. đồi núi ở cách xa biển.    B. đồi núi ăn ra sát biển. C. bờ biển bị mài mòn mạnh mẽ. D. nhiều sông. Câu 61: Dựa vào bảng số liệu sau đây về nhiệt độ trung bình và lượng mưa trung bình của Hà Nội: Tháng lạnh và khô ở Hà Nội là: A. tháng I, II, XII.  B. tháng I, II, XI, XII. C. tháng I, II.  D. tháng I, II, III, XI, XII. Câu 62: Sự khác nhau về mùa khí hậu giữa các khu vực của nước ta là: A. một mùa khô sâu sắc ở miền Nam, mùa đông lạnh ở miền Bắc, hai mùa mưa khô đối lập ở Tây Nguyên và ven biển miền Trung. B. một mùa đông lạnh ở miền Bắc, một mùa khô sâu sắc ở miền Nam, hai mùa mưa khô đối lập ở Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ. C. một mùa khô sâu sắc ở miền Bắc, mùa đông lạnh ở Tây Nguyên, mùa mưa khô đối lập ở ven biển miền Trung và miền Nam. D. một mùa đông lạnh ở miền Bắc, mùa khô sâu sắc ở Tây Nguyên, hai mùa mưa khô đối lập ở miền Nam. Câu 63: Các vịnh biển Hạ Long, Xuân Đài, Vân Phong, Quy Nhơn thuộc các tỉnh tương ứng theo thứ tự: A. Quảng Ninh, Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên. B. Bình Định, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Phú Yên. C. Quảng Ninh, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định. D. Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ninh. Câu 64: Việt Nam là thành viên của tổ chức: A. NAFTA.                      B. APEC.  C. OPEC.                        D. EU. Câu 65: Năm 2005, ngành kinh tế có tỷ trọng đóng góp GDP thấp nhất trong cơ cấu kinh tế nước ta là: A. dịch vụ.                      B. nông nghiệp. C. thương mại.                D. công nghiệp. Câu 66: Sau năm 1975, kinh tế nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài, nguyên nhân chính là do: A. chính sách bao vây cấm vận của các thế lực thù địch. B. tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp. C. nước ta đi lên từ nước nông nghiệp là chủ yếu, lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. D. cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế khu vực. Câu 67: Dấu ấn chủ nghĩa thực dân để lại ở châu Phi dễ nhận thấy trên bản đồ là: A. sự phân bố dân cư tập trung không đều giữa các vùng. B. các mỏ khoáng sản quý hiếm được khai thác mạnh mẽ. C. đường biên giới giữa các quốc gia thẳng, một số tên nước gần giống nhau. D. sự phân bố các cơ sở công nghiệp phần lớn tập trung ở ven biển. Câu 68: Đặc điểm quy định đại bộ phận lãnh thổ nước ta thuộc múi giờ số 7 là do: A. nước ta nằm gần trung tâm của Đông Nam Á. B. lãnh thổ hẹp ngang và kéo dài trên nhiều vĩ tuyến. C. có kinh tuyến 1050Đ chạy qua giữa lãnh thổ. D. nước ta nằm hoàn toàn ở bán cầu Đông. Câu 69: Thương mại quốc tế phát triển mạnh là do: A. nguồn hàng hóa Thế giới tăng nhanh. B. hoạt động của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). C. phân công lao động quốc tế. D. giao lưu, hợp tác giữa các nước. Câu 70: Các công ty xuyên quốc gia có vai trò: A. thực hiện phân công lao động quốc tế. B. khai thác triệt để các thành tựu khoa học kỹ thuật. C. tạo mối liên kết giữa các quốc gia trên Thế giới. D. nắm nguồn của cải vật chất rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng của Thế giới. Câu 71: Đường biên giới quốc gia trên biển là ranh giới bên ngoài của: A. tiếp giáp lãnh hải. B. lãnh hải. C. đặc quyền kinh tế.  D. thềm lục địa. Câu 72: Trở ngại lớn nhất trong vấn đề cải cách kinh tế ở Mỹ Latinh là: A. dân số còn tăng nhanh, việc làm còn thiếu. B. trình độ dân trí thấp, khoa học kỹ thuật yếu kém. C. sự phản ứng của các thế lực bị mất quyền lợi từ nguồn tài nguyên giàu có ở Mỹ Latinh. D. chiến tranh ở một số nước làm mất ổn định xã hội. Câu 73: Đặc điểm của đồng bằng sông Cửu Long là: A. bị ngập lụt vào mùa mưa trên diện rộng.   B. bị nhiễm phèn vào mùa mưa với diện tích lớn. C. có địa hình tương đối cao và khá bằng phẳng.   D. có hệ thống đê bao quanh để chống ngập. Câu 74: Các bãi tắm nổi tiếng của nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam: A. Bãi Cháy, Sầm Sơn, Đồ Sơn, Vân Phong, Mũi Né, Vũng Tàu. B. Đồ Sơn, Sầm Sơn, Bãi Cháy, Mũi Né, Vân Phong, Vũng Tàu. C. Vân Phong, Bãi Cháy, Sầm Sơn, Mũi Né, Vũng Tàu. D. Bãi Cháy, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Vân Phong, Mũi Né, Vũng Tàu. Câu 75: Các vùng kinh tế hợp thành miền tự nhiên Nam Trung Bộ và Nam Bộ là: A. Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. B. Nam Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng duyên hải miền Trung. C. Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. D. Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 76: Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta: A. có nền nhiệt độ cao, chan hòa ánh nắng. B. khí hậu có một mùa đông lạnh. C. mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.  D. chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa châu Á. Câu 77: Khí hậu và đất đai ở Mỹ Latinh thuận lợi cho các loại cây trồng là: A. lương thực vùng ôn đới.  B. cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới. C. lương thực vùng nhiệt đới.    D. cây công nghiệp và cây ăn quả ôn đới. Câu 78: Ở độ cao từ 1600 - 1700 là phạm vi phân bố của hệ sinh thái: A. rừng á nhiệt đới mưa mù trên đất mùn alít.  B. rừng á nhiệt đới lá kim. C. rừng thưa nhiệt đới lá kim. D. rừng á nhiệt đới lá rộng. Câu 79: Miền núi nước ta thường có nhiều thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất là do: A. mưa ít nhưng tập trung theo mùa, độ dốc địa hình lớn. B. mưa nhiều tập trung vào một mùa, độ dốc địa hình lớn. C. mưa nhiều quanh năm, độ dốc địa hình lớn. D. rừng bị tàn phá nghiêm trọng, diện tích đất trống đồi trọc tăng. Câu 80: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long hàng năm có thể tiến thêm ra biển từ vài chục đến gần trăm mét là nhờ: A. ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá. B. ven biển có nhiều đảo lớn, nhỏ. C. thềm lục địa có đáy nông và có các cửa sông lớn. D. bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp.